0

Trầm cảm ở phụ nữ gồm những loại bệnh nào? | Safe and Sound

Phụ nữ thường sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn thay đổi nội tiết tố. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, đây cũng được xem là thời điểm “lý tưởng” làm khởi phát chứng bệnh trầm cảm. Mỗi giai đoạn là một thách thức khác nhau, vì thể bạn cần tìm hiểu cụ thể thông tin để biết cách vượt qua chúng.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Trầm cảm ở tuổi dậy thì

Dậy thì là độ tuổi rất nhạy cảm, lúc này cơ thể sẽ có những sự thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Những trẻ em đang trong giai đoạn tuổi dậy thì thường thích khám phá và muốn trải nghiệm những điều mới mẻ. Theo bác sĩ tâm lý, không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng chọn lọc các yếu tố lành mạnh và phù hợp với bản thân.

Bên cạnh đó, vào giai đoạn này hàm lượng hormone trong cơ thể của bé gái sẽ bị thay đổi nhanh chóng, điều này cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Bác sĩ tâm lý nhấn mạnh, các vấn đề thay đổi về ngoại hình, cân nặng, các yếu tố sinh lý cũng khiến cho trẻ cảm thấy lo lắng, buồn chán nếu không được trang bị kiến thức đầy đủ.

2. Rối loạn tiền kinh nguyệt

Hội chứng rối loạn trước ngày kinh nguyệt có lẽ là thuật ngữ quen thuộc của các chị em. Trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, cơ thể và tâm trạng của phụ nữ rất dễ bị thay đổi. Họ có thể trở nên khó chịu, nhạy cảm, dễ tức giận, buồn chán hơn so với bình thường. Bác sĩ tâm lý cho biết, đây chỉ là những triệu chứng bình thường và khá phổ biến, đồng thời chúng cũng biểu hiện ở mức độ nhẹ, không nghiêm trọng.

Ảnh 1: Rối loạn tiền kinh nguyệt

Mặt khác, cũng có một tình trạng ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng hơn được gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây được xem là một trạng thái khá nguy hiểm và biểu hiện ở mức độ nặng bởi lúc này phụ nữ sẽ không còn khả năng để kiểm soát các triệu chứng bất thường trước khi kinh nguyệt xảy ra. Theo bác sĩ tâm lý, họ sẽ trở nên cáu gắt, nóng nảy, kích động, tâm trạng biến đổi nhanh chóng, liên tục cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng, bi quan, suy nghĩ tiêu cực, thay đổi khẩu vị, tức ngực, đau ngực, đầy hơi, đau nhức cơ và khớp.

3. Trầm cảm chu sinh

Mang thai là một thiên chức vô cùng cao cả của mỗi người phụ nữ, tuy nhiên đây là là một hành trình đầy khó khăn. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường phải đối diện với nhiều vấn đề như cân nặng gia tăng nhanh chóng, ốm nghén, tâm lý thay đổi thất thường. Ngoài ra, sau khi sinh con, hành trình chăm sóc trẻ sơ sinh cũng gặp không ít các thách thức.

Đặc biệt là những bà mẹ lần đầu sinh con chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc con nhỏ nên dễ hình thành tâm lý lo sợ, bất an. Theo bác sĩ tâm lý, rất nhiều các trường hợp mẹ bỉm rơi vào trạng thái “baby blue” với hàng loạt các cảm xúc tiêu cực như buồn chán, ũ rũ, bất hạnh, lo âu, tâm trạng thay đổi liên tục, mệt mỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý nhận thấy, những triệu chứng này thường xuất hiện ở mức độ nhẹ, kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và sau đó sẽ tự biến mất khi mẹ bỉm thích nghi với lối sống mới.

Ảnh 2: Trầm cảm chu sinh

So với baby blue, trầm cảm chu sinh có mức độ nghiêm trọng hơn, thường xuất hiện trong hoặc sau khi mang thai. Bác sĩ tâm lý cho biết, các cảm giác lo lắng, buồn chán, mệt mỏi có thể gây nên nhiều cản trở đối với quá trình sinh hoạt, chăm sóc con nhỏ của mẹ, lâu dần làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân đang mắc chứng trầm cảm chu trình thì bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh cùng với bác sĩ tâm lý để kịp thời ngăn chặn, hạn chế các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.

4. Trầm cảm thời kỳ tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh là giai đoạn mà người phụ nữ nào cũng trải qua. Theo bác sĩ tâm lý, khi đối mặt với giai đoạn tiền mãn kinh, chị em có thể gặp phải những sự thay đổi bất thường về mặt tâm lý lẫn thể chất.

Nhiều phụ nữ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc, tâm trạng vui vẻ, buồn chán thất thường hoặc bốc hỏa. Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng bình thường mà người phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Bác sĩ tâm lý khuyến cáo, với chứng trầm cảm thời kỳ tiền mãn kinh, biểu hiện sẽ nghiêm trọng hơn, trạng thái cáu gắt, nóng giận, lo lắng, buồn chán sẽ biểu hiện với mức độ nặng và đôi khi khiến bạn không còn hứng thú đối với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh, kể cả quan hệ tình dục.

5. Trầm cảm thời kỳ mãn kinh

Ảnh 3: Trầm cảm thời kỳ mãn kinh

Hầu hết các phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh đều cảm thấy khó chịu, cơ thể không được thoải mái. Bác sĩ tâm lý khẳng định, không phải ai trong giai đoạn này cũng sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm chỉ gia tăng nếu họ có những yếu tố sau:

  • Lo lắng, buồn chán quá mức hoặc đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm.
  • Mãn kinh sớm ở độ tuổi quá trẻ.
  • Giấc ngủ bị ảnh hưởng, mất ngủ liên tục.
  • Mãn kinh do quá trình phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
: Trầm cảm ở phụ nữ gồm những loại bệnh nào? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound